Danh mục tủ thuốc sơ cấp cứu thông thường
Thông thường với quy mô số lượng tủ, túi thuốc sơ cấp cứu yêu cầu cần:
– <= 25 người lao động thì cần có ít nhất 1 túi sơ cấp cứu loại A.
– Từ 26 – 50 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại B.
– Từ 51 – 150 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại C.
Lưu ý: 1 túi loại B = 2 túi loại A, 1 túi loại C = 2 túi loại B.
Ngoài ra đi kèm với mỗi tủ thuốc, túi thuốc sơ cấp cứu sẽ có thêm một số món sau đây:
– 1 bảng sơ đồ liệu trình cấp cứu.
– 1 bảng thông tin dự phòng bệnh truyền nhiễm qua máu.
– 1 bảng sơ đồ liệu trình sơ cứu tim phổi.
Quy định về tủ thuốc sơ cấp cứu
1. Cơ sở pháp lý
Nghị định 39/2016/NĐ_CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động.
Thông tư 19/2016/TT_BYT về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
2. Nội Dung:
Việc bố trí trạm y tế cần căn cứ vào số người lao động, loại hình sản xuất, tính chất công việc, số lượng ca làm việc, những nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc ngoài ra khoảng cách từ nơi lao động đến cơ sở y tế gần nhất cũng cần được tính toán.
Thêm vào đó theo phụ lúc 4 thông tư 19/2016/TT_BYT công bó có nói rõ số lượng túi sơ cứu và những trang bị bên trong được quy định rõ ràng như sau:
– Số lượng túi sơ cứu cần được bố trí tối thiểu 1 túi cho mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc.
– Theo quy định thì những túi sơ cấp cứu không được dùng để chứa những vật dụng khác.
– Những túi thuốc sơ cấp cứu này cần được kiểm tra bổ sung vật dụng bên trong thường xuyên khi hết.
Theo đó, các túi thuốc y tế phải trang bị đầy đủ các loại trang bị tối thiểu như: Băng dính (cuộn), bông hút nước, nước muối sinh lý, các loại băng, gạc, garo, găng tay khám bệnh, các loại Panh, kính bảo vệ, kéo, phác đồ cấp cứu, kim băng, tấm lót nilon, mặt nạ phòng độc, thuốc sát trùng, các loại nẹp, phiếu ghi danh mục trang thiết bị trong túi…
Danh mục tủ thuốc y tế công ty
Theo quy định thì danh mục tủ thuốc cấp cứu trong công ty, doanh nghiệp cần bao gồm đủ các vật dụng giúp sơ cấp cứu trong những trường hợp cần thiết. Điều này rất quan trọng đối với những công trường xây dựng, nhà xưởng có nguy cơ cao.
Danh mục tủ thuốc y tế công ty gồm những gì ?
Thông thường để chia danh mục tủ thuốc y tế dành cho công ty và doanh nghiệp thường được chia theo số lượng người có mặt:
Trích theo Phụ lục 4 Thông tư 19/2016/TT BYT thì số lượng tủ, túi sơ cấp cứu được quy định như sau:
Quy mô khu vực làm việc | Số lượng và loại túi |
Doanh nghiệp, công ty ≤ 25 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A |
Doanh nghiệp, công ty 26 – 50 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B |
Doanh nghiệp, công ty 51 – 150 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C |
Doanh nghiệp, công ty 1000 – 2000 người lao động | Có ít nhất 6 túi sơ cứu loại C |
Ngoài ra thông tư cũng quy định rất rõ về số người cần được đào tạo về sơ cấp cứu trong một tổ chức.
Công việc | Số người làm công tác sơ, cấp cứu |
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động | 01 người trên 100 người |
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác | 01 người trên 200 người. |
Danh mục tủ thuốc y tế trường học, mầm non
Bên trong trường học, trường mầm non các giáo viên không phải chữa bệnh cho trẻ tuy nhiên việc nắm rõ các loại thuốc cũng như công tác sơ cấp cứu là điều cần thiết. Nhất là khi không may trẻ, học sinh xảy ra những tai nạn::
STT | Danh mục tủ thuốc y tế trường học |
1 | Bông băng, gạc |
2 | Băng cuộn, băng dính |
3 | Thuốc sát trùng như cồn 70 độ, thuốc đỏ, iot loãng |
4 | Dầu gió |
5 | Thuốc hạ nhiệt paraxetamol |
6 | Oresol |
7 | Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%, Acgyrol 3-5% |
8 | Mỡ tetraxylin 1% |
9 | Nhiệt kế |
10 | Kẹp bông, kéo |
11 | Các loại nẹp, băng vải |
Danh mục tủ thuốc cấp cứu sản khoa
Hiện danh mục tủ thuốc cấp cứu sản khoa sẽ được chúng tôi cập nhật và đưa thông tin lên sau vào những lần cập nhật bài viết sắp tới.
Bảo quản tủ thuốc y tế
Thông thường việc bảo quản tủ thuốc, túi thuốc y tế sơ cấp cứu là cần thiết để có thể dễ dàng lấy ra sử dụng trong những tình huống cần thiết.
Trong đó việc bảo quản tủ thuốc y tế cần lưu ý những điều sau:
- Tủ thuốc, túi thuốc cần được bố trí ở nơi dễ nhìn thấy, đối với tủ thuốc cần được đóng kín chắc chắn, nên có khóa.
- Đối với tủ thuốc ở trường học cần được bố trí cao hơn tầm với của trẻ.
- Tủ thuốc, túi thuốc cần có nhiều ngăn riêng biệt, sắp xếp thuốc cần khoa học tránh lẫn lộn.
- Các loại thuốc viên đều phải được để trong lọ, có nắp, có nhãn ghi chú liều lượng một cách cẩn thận.
- Luôn kiểm tra các loại thuốc bảo đảm chúng không bị hỏng cũng như quá hạn sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh tủ thuốc, bổ sung những loại thuốc đã sử dụng hết, thay thế những loại sắp hết hạn sử dụng.
- Lưu ý bố trí tủ thuốc y tế sơ cấp cứu cần tránh nơi dễ xảy ra va đập cũng như tránh ánh sáng trực tiếp.
Thông thường tủ, túi thuốc sơ cấp cứu nên bố trí gần những phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy. Ngoài việc tủ thuốc sơ cấp cứu sẽ dễ dàng được thấy thấy hơn, còn dễ dàng hơn trong việc để ý đến bình chữa cháy, vì 2 phương tiện này cần thường xuyên kiểm tra.